
Bệnh ho
Ho là một bệnh phổ biến, hầu như ai cũng đã từng mắc phải. Ho cũng được phân loại thành nhiều loại khác nhau như ho gà, ho khan, ho có đờm, ho lao,… Bạn có thể điều trị bệnh ho bằng thuốc tây y, đông y hoặc sử dụng thuốc nam theo kinh nghiệm dân gian.
Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến bệnh ho. Chúng bao gồm bệnh ho ở người lớn, bệnh ho ở trẻ em và một số phương pháp điều trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian.
Các loại bệnh ho phổ biến
Ho là một phản xạ phòng thủ quan trọng. Nó giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các chất kích thích như chất nhầy, khói và các chất gây dị ứng như bụi, nấm mốc, phấn hoa,… Phát hiện đúng bệnh ho sẽ giúp chúng ta điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Dưới đây là một số bệnh ho phổ biến:
Ho có đờm
Ho có đờm thường xuất hiện do cảm lạnh hoặc cảm cúm. Khi bị bệnh ho có đờm, thường đi kèm với một số triệu chứng như sổ mũi, mệt mỏi, chảy dịch mũi sau.
Ho có đờm chính là lúc cơ thể đang cố gắng đẩy chất nhầy ra khỏi hệ hô hấp, bao gồm cổ họng, mũi, đường thở và phổi.
Một số trường hợp có thể gây ra ho có đờm gồm: viêm phổi, hen suyễn, cảm lạnh, cảm cúm, phổi tác nghẽn mãn tính.
Bệnh ho khan
Là trường hợp ho nhưng không có đờm. Bệnh này thường kéo dài và khó kiểm soát hơn. Bệnh thường xuất hiện do nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm.
Người lớn hoặc trẻ em đều có thể mắc bệnh ho khan. Bệnh ho khan có thể kéo dài tới vài tuần.
Một số nguyên nhân gây ra gồm: dị ứng, viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản, hen suyễn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản,… hoặc do tiếp xúc với bụi, khói, không khí ô nhiễm.
Bệnh ho gà
Ho là là tình trạng ho theo từng cơn dữ dội không kiểm soát được. Sau khi ho, bạn thường có hiện tượng đỏ mặt, môi tím, mắt sưng,…
Trẻ nhỏ mắc ho gà có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Một số nguyên nhân gây ra ho gà là: lao, nghẹt thở, viêm phổi, hen suyễn,…
Ho do viêm thanh khí phế quản
Là trường hợp nhiễm virus thường xảy ra đối với trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh này có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Nếu trẻ gặp trường hợp này, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách: cho trẻ hít thở không khí trong lành, uống nhiều nước, sử dụng thuốc kháng viêm,…
Ho cấp
Đây là trường hợp xảy ra đột ngột, thường là do hít phải bụi hoặc chất kích thích.
Bệnh cũng có thể xảy ra do nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, tràn dịch màng phổi.
Ho ra máu
Đây là hiện tượng ho kèm theo sự xuất hiện của máu. Thường là dấu hiệu của các bệnh viêm phổi cấp và mạn tính, ung thư phổ.
Thông thường, 90% trường hợp xuất hiện máu là do bệnh lao đang tiến triển. Nếu có hiện tượng ho kéo dài, sốt nhẹ, sút cân thì gần như có thể khẳng định được nguyên nhân. Trường hợp này cũng được gọi là ho lao.
Một số cách điều trị bệnh ho tại nhà
Có nhiều cách giúp cải thiện tình trạng ho nhanh và hiệu quả có thể thực hiện tại nhà. Chúng sẽ giúp bạn làm dịu cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở vòm họng nhanh chóng.
Blessed Thistle

Bệnh ho
Súc miệng bằng nước muối
Đây là một cách đơn giản nhất để kiểm soát triệu chứng ho có thể thực hiện tại nhà. Nước muối loãng có tác dụng làm loãng đờm trong vòm họng. Từ đó, giúp làm giảm xuất hiện các cơn ho. Để thực hiện theo cách này, bạn cần áp dụng đều đặn hàng ngày.
Bên cạnh giúp giảm ho, nước muối cũng có tác dụng sát trùng, nó giúp giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn gât bệnh ở cổ họng rất hiệu quả.